
CHUNG LẬP CHIẾN CÔNG
Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Soạn giả: Đức Miêng
Trình bày: Thúy Đạt - Quý Thăng.
***************************
Em gửi theo những cánh chim điệu dân ca
Tới thăm anh nơi biên giới
Súng chắc tay canh giữ đất trời
Cho lời ca trên quê mẹ một màu hoa càng đẹp tươi í i.
Càng đẹp tươi trong ánh nắng mai phải không em
Gió gieo đem theo hương lúa, ánh trăng soi lũy tre làng
Bao niềm tin ta hứa hẹn cùng nhau ngày lập công.
Cùng lập công trên khắp (ớ) nơi miền quê hương
Súng anh canh nơi biên giới, súng đây em canh đất quê nhà
Cùng một lòng hậu phương tiền tuyến
Mừng đất nước là với những (a) chiến công
Em cùng anh í i hát trọn ngàn bài ca mừng đời ta í i.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Soạn giả: Đức Miêng
Trình bày: Thúy Đạt - Quý Thăng.
***************************
Em gửi theo những cánh chim điệu dân ca
Tới thăm anh nơi biên giới
Súng chắc tay canh giữ đất trời
Cho lời ca trên quê mẹ một màu hoa càng đẹp tươi í i.
Càng đẹp tươi trong ánh nắng mai phải không em
Gió gieo đem theo hương lúa, ánh trăng soi lũy tre làng
Bao niềm tin ta hứa hẹn cùng nhau ngày lập công.
Cùng lập công trên khắp (ớ) nơi miền quê hương
Súng anh canh nơi biên giới, súng đây em canh đất quê nhà
Cùng một lòng hậu phương tiền tuyến
Mừng đất nước là với những (a) chiến công
Em cùng anh í i hát trọn ngàn bài ca mừng đời ta í i.
Để thuận tiện cho việc tìm kiếm của thành viên, trong DÂN CA chúng tôi lại chia ra các mục nhỏ như Quan họ, Chèo, Cải lương, Vọng cổ, dân ca người Việt ở các vùng miền khác nhau trên đất nước, dân ca từng dân tộc thiểu số cho nên cái tên các mục nhỏ đôi khi chỉ có tính chất tương đối. Cảm ơn bạn đã bình luận.
Thưa bác, em nghĩ dân ca là những bài ca do dân gian hát truyền từ đời này sang đời khác (tất nhiên lúc đầu có ai đó đặt lời ca). Qua thời gian, những bài ca ấy được gọt giũa, chỉnh sửa cho đến khi chúng không thể hay hơn được nữa và cứ thế truyền tiếp cho các thế hệ sau. Hậu quả là dân ca KHÔNG CÓ (CÒN) TÊN TÁC GIẢ.
Dân Việt mình là những người yêu ca hát, điều đó được thể hiện ở vô số những bài dân ca tuyệt vời khắp các vùng miền trên cả nước, mà dân ca quan họ Bắc Ninh là một trong số đó.
Vậy theo cách hiểu chủ quan của em, dân ca là những bài ca dân gian truyền lại qua nhiều đời, không còn tên tác giả (và cũng không ai dám nhận mình là tác giả, mặc dù có thể lời ca và làn điệu ban đầu do mình đặt ra). Cũng nhờ đặc điểm này mà người ta mới gọi những bài ấy là DÂN CA.
Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người luôn biến đổi không ngừng, và để đáp ứng "thị hiếu" mới, nhiều nhạc sĩ hiện đại đã ĐẶT LỜI MỚI cho dân ca (điều này thật đáng khích lệ), mà một trong số họ chúng ta phải kể đến là nhạc sĩ Dân Huyền. Ông đã đặt cho nhiều làn điệu dân ca những lời ca mới cực kỳ hấp dẫn, được nhiều người yêu thích (em xin phép không nêu thí dụ, vì trong trang nhạc của chúng ta đây có sẵn những bài như vậy rồi), nhưng tuy vậy, ông KHÔNG BAO GIỜ gọi những sáng tác của mình là dân ca, mà chỉ là THEO LÀN ĐIỆU A, B, C..., dân ca X, Y, Z..., lời mới Dân Huyền (em nói vậy có đúng không, kính thưa nhạc sĩ Dân Huyền?).
Trở lại bài ca chúng ta đang bàn, "Chung lập chiến công", em thấy rõ ràng nhạc sĩ Đức Miêng đã ĐẶT LỜI MỚI cho (hoặc dựa theo) một làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh thôi. Vì thế mới có tên nhạc sĩ sáng tác (Đức Miêng), chứ nếu thực sự đây là bài dân ca thì...
Thưa bác Ngọc Thạch.
Ý kiến của em trên đây chỉ là nói cho cạn lẽ riêng, chứ không có ý tranh luận. Kính mong bác không chấp nếu như có điều gì đó ngoài ý muốn.
Em xin dừng lời.