Trần Hoàn
Tên thật | Nguyễn Tăng Hích |
Năm sinh | 1928 |
Quê quán | Hải Lăng- Quảng Trị |
Năm mất | 23/11/2003 |
Tên ông là Nguyễn Tăng Hích, trong kháng chiến chống Mỹ còn có bút danh Hồ Thuận An. Ông sinh ngày 27 tháng 12 năm 1928, quê ở Hải Lăng, Quảng Trị. Mất tháng 11 năm 2003.
Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Phó ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Trần Hoàn tham gia hoạt động âm nhạc từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Những sáng tác từ thời kỳ đầu tiên như:Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Con trâu kháng chiến, Bà Ba kháng chiến… là những tác phẩm nổi bật trong một thời gian dài. Ông đã thành lập đoàn biểu diễn ca nhạc đi biểu diễn khắp nơi, từ Bình Trị Thiên đến Thanh Nghệ Tĩnh trong những ngày khói lửa.
Sau ngày hòa bình lập lại năm 1954, Trần Hoàn về làm Giám đốc Sở Văn hóa Hải Phòng. Ông vẵn sáng tác đều. Bài Kể chuyện người cộng sản đã được dựng thành hợp xướng 6 bè. Bài Xin mời anh chị về thăm Hải Phòng khép lại mười năm gắn bó với thành phố biển. Bài ca Bạch Long Vĩ lại mở ra cuộc chiến đấu mới của đất Cảng anh hùng.
Sau đó, Trần Hoàn vào chiến trường Trị Thiên với bút danh Hồ Thuận An đã có những ca khúc: Lời ru trên nương (phỏng thơ Nguyễn Khoa Điềm), Tiếng hát trên Gio Cam giải phóng… cùng những bài hát khác của ông trong thời gian đó đã có dấu ấn không nhỏ trong lòng đất Trị Thiên.
Sau năm 1975, thống nhất đất nước, ông về làm Trưởng ban Tuyên huấn Bình Trị Thiên - Huế, rồi ra làm Trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy Hà Nội. Sau đó làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và Phó ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Chủ tịch Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Trần Hoàn là một trong những hiện tượng đặc biệt. Ông vừa là nhà lãnh đạo sắc sảo, rất bận rộn với công tác chính trị, nhưng vừa sáng tác rất sung sức. Những sáng tác của ông giai đoạn sau được rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn và nhiều “Đêm nhạc Trần Hoàn” được hoan nghênh nhiệt liệt.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc người nghệ sĩ và kiến thức của nhà lãnh đạo, cộng với sự yêu mến của quần chúng đông đảo đã cho ông những cảm xúc để xây dựng nên nhiều tác phẩm có giá trị, nhiều giai điệu khó quên: Giữa Mạc Tư nghe câu hò Nghệ Tĩnh, Khúc hát người Hà Nội, Một mùa xuân nho nhỏ (phỏng thơ Thanh Hải), Chào mùa xuân, Đêm Hồ Gươm, Lời Bác dặn trước lúc đi xa
Ông đã xuất bản nhiều tập ca khúc và đĩa hát của riêng tác giả.
Ngoài những giải thưởng trong nước, ông còn có giải thưởng về sáng tác trong Liên hoan âm nhạc Bình Nhưỡng (1992).
Ông là một trong những hội viên sáng lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1957.
Ông đã được tặng thưởng: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huân chương Độc lập hạng Ba và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (2000).
Các ca khúc do Trần Hoàn sáng tác (73)
Câu hò trên công trường nam Thạch Hãn
Đêm Hồ Gươm
Đừng quên nhau
Đường lên Quy Đạt
Các thể loại khác do Trần Hoàn sáng tác (1)
Sơn nữ ca
Tư liệu liên quan (17)
Vẻ đẹp của hình tượng người Mẹ qua ca khúc "Lời ru trên nương"
Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã qua đi gần nửa thế kỷ nhưng những giá trị chân thật nhất, đẹp đẽ nhất của nó thì còn mãi, không chỉ lưu truyền trong sử sách mà trong sâu thẳm tiềm ...
Chuyện chưa kể về "Một mùa xuân nho nhỏ" của nhạc sĩ Trần Hoàn
Tháng 12/2010 tôi vào công tác ở thành phố Huế và được dự buổi gặp mặt thân tình rất trang trọng nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh, 30 năm ngày mất của nhà thơ Thanh Hải, do Hội Liên hiệp Văn học ...
Cách mạng Tháng Tám và 3 nhạc sĩ tuổi Thìn
Năm 1975, tôi vào Huế công tác ở Đài phát thanh Bình Trị Thiên khi mới giải phóng. Rất vui gặp lại các bạn đồng nghiệp, vui hơn được ở gần nhạc sĩ Trần Hoàn (Lúc đó giữ chức Trưởng Ty Văn ...