
(Ảnh: Lễ hội của người Giáy ở huyện Bát Xát-Lao Cai )
NÚI RỪNG VUI ĐÓN XUÂN
Dân Ca Giáy Lời mới: Ngọc Phan
Trình bày: Lệ Thủy
1-
Chim hót rộn ràng trên đỉnh núi
Chim báo Xuân đã về rồi
Tiếng sáo gọi bạn vui thiết tha dưới trời
Hoa ban nở thắm đẹp trên khắp núi đồi
Tiếng máy reo hoà tiếng ca khắp nơi
Nhờ có Đảng, mình no ấm vui càng vui
Nhờ có Đảng, mình no ấm vui càng vui
2-
Dưới mái trương đỏ tươi ngói mới
Em bé vui tới trường rộn ràng
Tiếng chim rừng líu lo hót vang
Các dân tộc hát ca đón mừng xuân đến núi rừng
Câu hát từng bừng đón Xuân thiết tha
Trong nắng Xuân chan hoà trai gái vui đùa ca
Trong nắng Xuân chan hoà ta hát muôn lời ca
NÚI RỪNG VUI ĐÓN XUÂN
Dân Ca Giáy Lời mới: Ngọc Phan
Trình bày: Lệ Thủy
1-
Chim hót rộn ràng trên đỉnh núi
Chim báo Xuân đã về rồi
Tiếng sáo gọi bạn vui thiết tha dưới trời
Hoa ban nở thắm đẹp trên khắp núi đồi
Tiếng máy reo hoà tiếng ca khắp nơi
Nhờ có Đảng, mình no ấm vui càng vui
Nhờ có Đảng, mình no ấm vui càng vui
2-
Dưới mái trương đỏ tươi ngói mới
Em bé vui tới trường rộn ràng
Tiếng chim rừng líu lo hót vang
Các dân tộc hát ca đón mừng xuân đến núi rừng
Câu hát từng bừng đón Xuân thiết tha
Trong nắng Xuân chan hoà trai gái vui đùa ca
Trong nắng Xuân chan hoà ta hát muôn lời ca
Một lần nữa xin cảm ơn bác Ngọc Thạch. Tôi sẽ tìm ảnh cô gái Giáy nào đó gửi BQT thay cho ảnh cô gái người Dao đỏ Mèo Vạc Hà Giang đã đăng trước đây.
Bài hát bắt đầu bằng khu âm cao: đố đố..đố si son (đố mí) (sòn đố) đố si son (giọng đô thứ)…chim kêu, chim kêu ven rừng suối gọi ta lên đường…giống giai điệu bài dân ca Nam Bộ “Lý cây bông” (bông xanh, bông trắng rồi lại vàng bông (ơ rượng ơ)… Bông ở đây là hoa chứ không phải là bông vải vì từ thời nhà Nguyễn chữ Hoa phải kiêng húy. Nhạc sĩ Lư Nhât Vũ là người con Nam Bộ cho nên ông viết bài hát cho phương trời đó thì vận dụng giai điệu dân ca Nam Bộ hoàn toàn hợp lý. Trước đó, năm 1962 ông sáng tác “Chiều trên bản Mèo” thì vận dụng âm hưởng giai điệu dân ca Mông: rê rê… fa son pha rê fa son đố la… Đó là những ví dụ điển hình cho việc vận dụng vốn dân ca vào sáng tác các bài hát mới.
Bài “Tình ca Tây Bắc” của nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh cũng mang âm hưởng Tây Bắc rõ rệt: rê son la si…(rừng cây xanh lá…) cũng như giai điệu; rê son si la/ la la si/ mi son son/ la si la son mi re re…
Có rất rất nhiều ví dụ như thế. Tiếc là về dân vũ của nhiều dân tộc thiểu số nước ta bây giờ được/ bị cải biên quá mức như nhiều hình ảnh trên youtube mà các bạn vẫn gặp: mặc váy người vùng cao (cũng cải biên rồi) lại nhẩy lắc mông, có khi còn khoe uốn cong quá mức rồi tung cao chân đánh vèo, thật chẳng ra làm sao. Nếu các bạn xem các clip múa truyền thống của Nga, Ukraina trên mạng cũng ít thấy cảnh như thế! Vậy nếu có bắt gặp những clip múa vùng cao trên youtube thì tôi cũng xin các bạn đừng nghĩ đó là dân vũ vùng cao đích thực. Hiếm hoi lắm mới có chương trình “xịn” trên VTV như cách đây vài tháng. Cảm ơn bác Ngọc Thạch đã có lời bình gợi mở để tôi được chia sẻ những cảm nghĩ này. Giai điệu bài dân ca “Núi rừng vui đón xuân” xin được khất lại tới khi nào tôi tìm được bản nhạc đã xuất bản.