
BÀI CA HÀ NỘI
Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công
Đường thênh thang Ba Đình lịch sử
Đường tấp nập Hoàn Kiếm, Đồng Xuân
Nghe náo nức trong lòng Thủ đô ta sục sôi đánh Mỹ.
1-
Ơi cô gái ơi, súng trên vai sao vuông đầu mũ
Em đi về đâu mà mắt em tươi sáng
Em đi về đâu mà chân bước hiên ngang
Những hôm miệt mài trên bãi tập chiến công này hẳn có tay em.
Anh chiến sĩ ơi, đã bao đêm canh bên nòng súng
Ngắm những đường phố mà thấy sao tha thiết
Ôi Thủ đô thịt da máu xương ta
Trút căm hờn vào quân xâm lược
Giữ đất trời Thủ đô mến yêu của ta.
2-
Ơi cô gái ơi, lúa lên xanh tươi trên đồng lúa
Khi bom vừa rơi và khói bay trong nắng
Anh công nhân điện vẫn sáng trong đêm
Tiếng loa truyền về tin thắng trận giữa đất trời Thủ đô tự hào.
Ta nghe tiếng ca khắp non sông âm vang rộn rã
Đây Thủ đô là trái tim kêu hãnh
Đây Sài Gòn – Huế cả đất nước hiên ngang.
Có nơi nào đẹp hơn đất này
Đất anh hùng Việt Nam mến yêu của ta
Thủ đô Hà Nội của ta là một bài ca vinh quang.
Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công
Đường thênh thang Ba Đình lịch sử
Đường tấp nập Hoàn Kiếm, Đồng Xuân
Nghe náo nức trong lòng Thủ đô ta sục sôi đánh Mỹ.
1-
Ơi cô gái ơi, súng trên vai sao vuông đầu mũ
Em đi về đâu mà mắt em tươi sáng
Em đi về đâu mà chân bước hiên ngang
Những hôm miệt mài trên bãi tập chiến công này hẳn có tay em.
Anh chiến sĩ ơi, đã bao đêm canh bên nòng súng
Ngắm những đường phố mà thấy sao tha thiết
Ôi Thủ đô thịt da máu xương ta
Trút căm hờn vào quân xâm lược
Giữ đất trời Thủ đô mến yêu của ta.
2-
Ơi cô gái ơi, lúa lên xanh tươi trên đồng lúa
Khi bom vừa rơi và khói bay trong nắng
Anh công nhân điện vẫn sáng trong đêm
Tiếng loa truyền về tin thắng trận giữa đất trời Thủ đô tự hào.
Ta nghe tiếng ca khắp non sông âm vang rộn rã
Đây Thủ đô là trái tim kêu hãnh
Đây Sài Gòn – Huế cả đất nước hiên ngang.
Có nơi nào đẹp hơn đất này
Đất anh hùng Việt Nam mến yêu của ta
Thủ đô Hà Nội của ta là một bài ca vinh quang.
@ Bác Ngọc Thạch ơi, nhân bác nói đến “sự cố” Đêm Đông mà Lê Dung ra mắt ở Cung HN Việt Xô, tôi cũng xin chia sẻ thêm: tôi không được đọc bài báo về việc sửa lời của Lê Dung trên báo Nhân Dân, nhưng bản thân tôi cũng không thích Lê Dung hát bài này. Bởi, theo tôi, bài hát này chỉ phù hợp với những giọng nữ trung hoặc trầm, hát giọng ngực, mới ra chất. Lê Dung phải gò giọng nghe hơi khiên cưỡng. Ít lâu sau đêm chị biểu diễn (cũng khoảng 87-88) ấy, có dịp gặp Lê Dung, tôi đã góp ý rất chân tình như vậy. Tôi cũng thẳng thắn nói thêm rằng “Cái chỗ chị hát nấc kiểu miền Nam ở từ “Thấu” trong “thấu tình cô lữ…” nghe rất sến, không phải chất của chị…”. Chắc chị ấy không giận bởi tôi thấy khuôn mặt chị khi nói hai từ “Cảm ơn” hơi buồn nhưng rất chân thành.
@ Các bác quan tâm đến nhóm 30 tháng 4 ơi, theo tôi biết, Nhóm này được Thành Đoàn TP HCM thành lập chỉ để tham dự Liên hoan Ca khúc Chính trị ở Bungary (khoảng năm 81), lấy một số thành viên nòng cột của band nhạc nữ Sinco nổi danh thời bấy giờ của Sài Gòn như Kim Cúc (trống), Mỹ Hạnh (bass),…và bổ sung 2 ca sĩ là Cẩm Vân và Kim Yến vào. Sau khi dự liên hoan, trở về nước, nhóm có dừng chân ở Hà Nội ít bữa rồi về SG và….tan. VTV có thực hiện và phát một chương trình của họ. Tôi nhớ có mấy bài tiêu biểu trong Chương trình ấy là Ơi cuộc sống mến thương (Nguyễn Ngọc Thiện), Tình ca của chúng ta (Nguyễn Đức Trung), Lena Belikova (Phạm Thế Mỹ) và một bài hát Bungary do Cẩm Vân đơn ca. Bài Lena Belikova do ca sĩ Kim Yến vừa hát vừa đệm guitar gỗ. Đây không phải ca sĩ Trang Kim Yến như có bác nhầm ở đây, vì TKY là một ca sĩ khác của Sài Gòn chuyên hát nhạc nhảy hoặc rock. Kim Yến sau đó có một số bản thu mà VOV lượm từ TPHCM đưa về kho, rất đáng nghe, ví dụ như bài Anh lại về bên sông Vàm Cỏ (Lưu Cầu) (đã thấy post trên trang web này). Phong cách trình diễn và đặc biệt hòa thanh (hát bè) rất màu sắc, rất sáng, gần gần với lối hòa thanh của các nhóm nhạc quốc tế, vừa trẻ trung, hiện đại vừa phong phú của Nhóm như một làn gió mới đối với Hà Nội lúc đó. Bọn tôi rất háo hức đi tìm các bản nhạc của Nhóm để tập theo, cứ như thể sắp chết khát. Cũng một phần do nhiều năm giời nghe kiểu hòa thanh hơi “già nua” của VOV và các đoàn nghệ thuật miền Bắc nên thành ra mừng rú như bắt được của như vậy. Một nhạc công cho tôi biết thông tin bên lề là cô con gái của nhạc sĩ Trần Viết Bính (tác giả Hạt gạo làng ta) cũng chơi trong ban nhạc nữ này, giữ chân guitar bass. Tuy nhiên, cho đến nay tôi chưa có dịp kiểm chứng thông tin này. Nhờ A Song, nếu có dịp, trao đổi với Nhạc sĩ TVB xem sao nhé. Nếu đúng là cô Hạnh, thì tôi biết cô từ hồi còn nhỏ. Trong khi bác Trần Viết Bính chăm chút, dẫn dắt đội Vàng Anh thì cô con gái lại miệt mài tập violin cũng tại Cung Thiếu nhi Nam Định. Mỗi lần ra sân khấu Dàn leo (sân khấu ngoài trời) biểu diễn, người ta phải cho cô đứng lên cái ghế đẩu cho cao bằng micro để kéo đàn. Vậy ra sau này cô cùng gia đình vào Nam và tham gia vào làng nhạc trẻ Sài Gòn.
Bác Lão Nông kính mến! T Minh được nhìn thấy ảnh cô Lê Dung (được cắt từ trang tạp chí nước ngoài)tại nhà một đứa bạn là họa sĩ DMT ở phố Hàng Khoai. Trong ảnh NSND Lê Dung cắt tóc tém như con trai (ngắn hơn cả đầu chị Mỹ Linh lúc ngắn nhất) trông rất ấn tượng, có phải ngày trước gọi là kiểu "một mất một còn" không ạ?