Tô Hải Cuộc đời và sự nghiệpNhạc sĩ Tô Hải - tên khai sinh Tô Đình Hải, sinh ngày 24 tháng 9 nǎm 1927 tại Hà Nội, quê gốc Tiền Hải Thái Bình. Sinh trưởng trong một gia đình công chức thời Pháp thuộc, ông có điều kiện được học tập, trau dồi kiến thức ngay tuổi niên thiếu và đặc biệt Tô Hải đã được học nhạc lý ở trường dòng Josph và từng dành giải thưởng âm nhạc Chim sơn catại Rallye Kiến An của hướng đạo sinh toàn Đông Dương. Sau cách mạng tháng Tám nǎm 1945 được sự giác ngộ của Đảng, ông và một số bạn bè cùng trang lứa trốn gia đình rời Hà Nội theo cách mạng nhập Vệ quốc đoàn, trở thành anh bộ đội cụ Hồ - một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - âm nhạc. Những nǎm đầu hoạt động âm nhạc Tô Hải đã cho ra đời hàng loạt ca khúc: Chiến sĩ khu III (1950), Trở lại Đô thành (19450, Về rừng núi (1947), Tốp tam quyết chẳng rời nhau (1949), Chúng ta không muốn đói (1950), Toàn dân kháng chiến trường kỳ (1952), Thầy tu giết giặc (1949).Rừng cây xào xạc lá sương chiều dần dần buông Đỉnh núi cao xa xa còn vang tiếng cồng ngân nga Chiếp chiếp có đôi chim đang bay tìm đàn. Đêm đến đậu bên bếp lửa nhà sànSống với không khí sục sôi kháng chiến chống Pháp của cả dân tộc, Tô Hải luôn cháy lên nỗi khát khao, niềm mơ ước của tuổi trẻ mong được đóng góp thật nhiều cho cách mạng. Tình cảm và sự khát khao mong được cống hiến, được quyền sống tự do đã thôi thúc ông sáng tác không chỉ những bài ca cách mạng tràn đầy sức chiến đấu mà cả những ca khúc đậm chất trữ tình lãng mạn: Đứt dây đàn (1949), Nụ cười sơn cước (1947), Tình giây lát (1948).Từ nǎm 1950, với cương vị lãnh đạo một số đơn vị nghệ thuật quân đội như: Đoàn vǎn công Lục quân Trần Quốc Tuấn (1950 - 1951), Vǎn công bộ tư lệnh khu IV (1952 - 1954), Vǎn công khu IV (1954 - 1957). Nhận thức được vị trí công tác và yêu cầu của cuộc sống luôn đòi hỏi có tác phẩm mới để biểu diễn phục vụ bộ đội, phục vụ nhân dân, Tô Hải đã tự nghiên cứu học hỏi để không ngừng nâng cao sáng tạo đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng. Nhiều tác phẩm từ nhạc không lời, nhạc múa, kịch hát, nhạc cảnh đến vũ kịch hài như: Không lời (1952 - 1954), Tình ca buồn phiền (1953), Cung đàn nhắc lại (1956), Lời Tổ quốc (1957), Qua sông lại nhớ con đò (1957) được ông sáng tác phục vụ cho nhân dân và bộ đội trong kháng chiến cũng như khi hòa bình lập lại ở miền Bắc.Súng cầm chắc tay cho núi rừng ngủ yên Núi rừng vang hoà câu hát ca, ca ngợi những người chiến sĩ ta Biên thuỳ xa vời giữ yên Tổ quốc Núi rừng biên thuỳ không còn bóng giặc Núi rừng biên thuỳ sao cờ bay.Trong số tác phẩm tiêu biểu sáng tác thời kỳ cách mạng ấy phải nhắc đến nhạc cảnh: Nông dân biết ơn Bác (1953). Ngay lần đầu ra mắt công chúng, tiết mục này đã gấy sức hấp dẫn mạnh, đặc biệt từ Đại hội vǎn công toàn quân nǎm 1954, danh tiếng của tác phẩm được lan xa. Sự thành công của tác phẩm này đã đem lại cho Tô Hải Huân chương chiến sĩ hạng Ba. Nǎm 1958 được dự học lớp bổ túc sáng tác nhạc mười tám tháng do chuyên gia Triều Tiên giảng dạy, Tô Hải tranh thủ học hỏi và sáng tác không mệt mỏi dưới sự giúp đỡ trực tiếp tận tình của các chuyên gia. Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy, với sự tham gia biểu diễn của trên 60 diễn viên hát và nhiều nhạc công từ một số đơn vị nghệ thuật ở thủ đô Hà Nội đánh dấu sự thǎng hoa của Tô Hải trong khóa học này. Sau khi ra mắt công chúng âm nhạc, Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy đã lập tức gây được sự quan tâm chú ý của người thưởng thức nói chung và của giới nghệ thuật nói riêng bởi chất lượng nghệ thuật và tầm vóc đồ sộ của thể loại âm nhạc mới này. Sau đêm công diễn đầu tiên, nhiều đơn vị nghệ thuật chuyên và không chuyên đã tìm đến xin dàn dựng, biểu diễn tác phẩm giao hưởng hợp xướng này của ông. Những nǎm Nam - Bắc hai miền bị chia cắt, Tô Hải đã từng có mặt tại nhiều điểm nóng của Tổ quốc để mong có điều kiện hiểu sâu hơn, để được chia sẻ phần nào những khó khǎn gian khổ của các nghệ sĩ, của nam nữ thanh niên xung phong nơi khói bom, lửa đạn. Thực tế cuộc sống đó đã giúp ông càng cảm thông, càng hiểu rõ hơn những khó khǎn, những gian nguy của các chiến sĩ đang ngày đêm phải giáp mặt với cái chết, giáp mặt với bom đạn chiến tranh, giúp nhạc sĩ - chiến sĩ Tô Hải có thêm nhiều cảm súc mới để hàng loạt ca khúc đượm chất anh hùng ca, rực sáng tinh thần cách mạng, nặng tình quê hương, tình đồng chí mà ông gửi gắm trong nó ra đời: Đất rừng Hướng lập (1956), Cồn cỏ đảo thép kiên cường (1960), Một đêm tháng bảy (1962).Giờ này ở nơi xa xôi biên giới Hát vang lời ca thiết tha yêu đời Sông kia núi đó như giục lòng ai Giữ yên biên thuỳ cho lòng Tổ quốc Việt Nam sáng ngời.Nǎm 1960 Tô Hải làm biên tập viên Nhà xuất bản âm nhạc. Tuy làm việc ở môi trường mới nhưng hình ảnh người lính vẫn luôn ẩn hiện trong tâm tư ông, người lính luôn là đề tài được ông thai nghén ấp ủ trong các tác phẩm. Cùng với đề tài về người lính, về quê hương đất nước, Tô Hải cũng từng viết ca khúc cho thiếu nhi. Trong phạm vi âm nhạc viết cho đối tượng thiếu nhi, Tô Hải có môt tổ khúc khá tiêu biểu mang tên Thỏ và Rùa (1963).Giai đoạn miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, ông là tác giả của nhiều ca khúc có nội dung phản ánh tinh thần chiến đấu kiên cường, phản ánh không khí lao động sản xuất hǎng say của quân và dân Việt Nam anh hùng như: Sẵn sàng bắn (1964), Ngọn đuốc tự do (1965), Từ mặt đất thân yêu (1969), Màu xanh Trường Sơn - màu đỏ Trường Sơn (1971), Một lần sang sông, một lần chiến thắng (1970), hợp xướng Hải Phòng rực sáng biển Đông. Toàn bộ các tác phẩm âm nhạc của ông lúc đó đã góp phần cùng giới nhạc Việt Nam vẽ nên bức tranh hào hùng, sống động với muôn màu của cách mạng nước nhà thời đánh Mỹ.Rừng biên cương bao mến yêu xưa ngăn chân quân thù Núi biếc nương đèo ta đứng trông thêm thiết tha tình yêu Vì quê hương bao mến yêu ta đã đi nơi xa vờiSau khi Bắc - Nam liền một giải - đất nước được thống nhất, Tô Hải có điều kiện đi rộng hơn, sâu hơn tới nhiều vùng miền của Tổ quốc, đặc biệt là tới các tỉnh phía Nam. Cảm xúc về xây dựng cuộc sống mới của quê hương đất nước luôn trào dâng trong ông, nhiều tác phẩm mới của Tô Hải tiếp tục được ra đời như: Cà mau - Đất mũi (1982), côngxectô ba chương viết cho đàn Bầu và dàn nhạc giao hưởng Buồn vui và khát vọng .Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thưởng thức của công chúng âm nhạc thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước, Tô Hải đã sáng tác thể nghiệm 7 ca khúc trữ tình với mong muốn tìm cho mình một phong cách, một ngôn ngữ riêng phù hợp thẩm mỹ công chúng trong giai đoạn lịch sử mới của nghệ thuật nước nhà.Tiêu biểu cho tác phẩm giai đoạn này có: Em và quê hương (1976), Khi tình yêu đến (1980) là những ca khúc được nhiều ca sĩ trẻ ở hai miền Nam Bắc yêu thích, lựa chọn biểu diễn. Cũng trong thời gian này, chính nhạc sĩ Tô Hải đã tự đặt cho mình trách nhiệm phải tìm tòi, sáng tạo tác phẩm âm nhạc hợp thị hiếu công chúng trẻ mà không rơi vào tình trạng dễ dãi, rẻ tiền. Vì thế, một số ca khúc mới của Tô Hải ra đời thời kỳ này đòi hỏi người diễn phải được trang bị kỹ thuật thanh nhạc cơ bản, chính quy mới thể hiện thành công tác phẩm của ông.Về khí nhạc, Tô Hải viết không nhiều, trong đó tiêu biểu có thể nêu như Ngẫu hứng viết cho Cello và dàn nhạc giao hưởng. Tác phẩm này được giải thưởng Hội nhạc sĩ Việt Nam nǎm 1968. Song tấu violon và piano có tiêu đề Hoài niệm lúc hoàng hôn cuộc đời .Không dừng ở lĩnh vực sáng tác ca khúc và nhạc khí, Tô Hải còn viết nhạc cho phim như: Từ trận đầu đánh thắng, Chiến thắng đường Chín Nam Lào, Bài ca ra trận, Xa và gần. Với nghệ thuật sân khấu, ông cũng đã viết nhạc cho vở kịch: Chị Nhàn, Câu chuyện Lêckút, Đôi mắt, Đại đội trưởng của tôi.Vinh quang đợi chờ chiến sĩ nơi biên cương. Ngày đêm vượt núi vượt đèo Bước chân anh về bản xa. Như mang theo niềm tin đến nhân dân bản MèoĐặc biệt đáng lưu ý về sự đóng góp của Tô Hải trên lĩnh vực lý luận, phê bình âm nhạc. Hơn 450 bài viết lý luận lớn nhỏ khác nhau của ông đã được đǎng trên nhiều báo, tạp chí và tham luận đọc tại một số hội nghị khoa học. Nhiều bài viết của ông có chất lượng cao, điều này khẳng định Tô Hải thực sự là một cây bút có tiếng nói riêng, mạnh mẽ, sắc sảo trên diễn đàn lý luận, phê bình âm nhạc trong nhiều thập kỷ qua. Qua một số bài viết của mình, không ít lần ông gặp phải sự phản ứng xấu khi đối tượng hoạt động âm nhạc được nhạc sĩ góp ý, phê phán.Dưới góc nhìn âm nhạc và đời sống, Tô Hải đã viết: Âm nhạc và tình yêu tuy hai mà một, Nhạc tiền chiến, Lại bàn về sáng tác và biểu diễn ca khúc chính trị, Thấy gì qua những bǎng nhạc Best seller 93. Bàn về âm nhạc nước ngoài ông viết: I.Tchaikowky còn đó nỗi buồn, Jazz - một thời đại âm nhạc mãi mãi tồn tại, Liên hoan rock - pop woodstock 94 có gì mới, Rock - pop một hiện tượng thời đại, những ảnh hưởng tiêu cực của nhạc pop - rock trong xã hội phương Tây; Về âm nhạc dân tộc - xu hướng và những dự báo ông có loạt bài: Quốc tế hóa ca khúc môt xu hướng đáng báo động, Ngôn ngữ âm nhạc trong ca khúc thời mở cửa, Mùa xuân - tuổi già bàn về nhạc trẻ, Nhạc nhảy - một loại hình âm nhạc cần nghiên cứu nghiêm túc, Có hay không chủ nghĩa đế quốc âm nhạc?, Nắm chắc hơn nữa vũ khí âm nhạc. Chốn này biên thuỳ mến yêu Mỗi ngày vó ngựa ta leo Núi rừng biên thuỳ đều hoà theo câu ca chiến đấu giữ biên cương Tổ quốcCǎn cứ vào giá trị những bài lý luận phê bình âm nhạc xuất sắc, tiêu biểu từ 452 tiểu luận đǎng trên các báo, tạp chí mấy chục nǎm qua của Tô Hải, cuối nǎm 2001, hội Nhạc sĩ Việt Nam đã xét tặng giải nhất cho thành quả lao động nghệ thuật của ông trên lĩnh vực lý luận âm nhạc.Nhiều tác phẩm của Tô Hải được xuất bản trong các tuyển tập mang tên như: Người chiến sĩ biên thùy (1976), Tuyển chọn ca khúc Tô Hải (1946 - 1982), Album Audio Tình ca trong kháng chiến đã giới thiệu 12 tác phẩm của Tô Hải, cuốn bǎng video này từng được giới thiệu trên Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Phim Tô Hải một tâm hồn chiến sĩ - nhạc sĩ có lời nhận xét: khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp ông đã khóc trong Qua sông lại nhớ con đò, kết thúc chiến tranh chống Mỹ ông lại khóc qua tác phẩmNhững người trẻ mãi, với môi trường và sự mất mát của chiến tranh ông lại khóc qua tác phẩm. Màu xanh Trường Sơn - màu đỏ Trường Sơn Đó là sự thật, ông đã từng khóc, từng trǎn trở, thao thức với nỗi niềm đầy tâm sự, và tất cả đã trở thành kỷ niệm một thời, đọng trong nhiều tác phẩm của ông. Nǎm 1985 đến nay, Tô Hải nghỉ hưu và ở ẩn tại thành phố Nha Trang. Những nǎm tháng này tưởng như được toàn quyền nghỉ ngơi - nhưng thực tế lại không như thế. Tinh thần làm việc của ông không bị đắm chìm, người chiến sĩ, nhạc sĩ Đô thành nǎm xưa vẫn cần mẫn lao động nghệ thuật không mệt mỏi. Ông mở lớp dạy nhạc, dịch sách, viết báo, nói chuyện về âm nhạc cho nhiều đối tượng sinh viên học sinh . Tô Hải thổ lộ: việc dịch sách, dạy nhạc, hoạt động âm nhạc không đơn giản theo nghĩa cải thiện vật chất mà lớn hơn - đó là sự mong muốn của tôi được góp sức và lòng nhiệt thành của mình vào việc nâng cao dân trí âm nhạc cho thế hệ trẻ, cho những người hoạt động nghệ thuật nơi mình đang cư trú vì thiệt thòi chưa có cơ hội trang bị kiến thức âm nhạc một cách hệ thống. Chính vì thế mình cần giúp họ. Việc giúp cho đời thêm đẹp, thêm vui mà khả nǎng có thể thì mình nên làm, làm với sự nhiệt tình và có trách nhiệm. Tương lai rực hồng ánh nắng Bao vinh quang ngời sáng đợi chờ Khó khăn anh mau vượt Bao gian lao ta vượt giữ vững biên cương của taTô Hải là tác giả của hơn 200 tác phẩm thuộc nhiều thể loại: ca khúc, hợp xướng, nhạc không lời cùng với 54 tổng phổ nhạc viết cho phim và sân khấu. Trong số đó có tác phẩm khí nhạc ông sáng tác từ những nǎm cuối 50 đầu 60 của thế kỷ XX được chép trên những tờ giấy nhạc khổ nhỏ can nối vào nhau được ông gìn giữ cẩn thận cùng với bộ sưu tập tác phẩm của Tô Hải trong nhiều thập kỷ qua. Điều này phản ánh một thực tế rằng, những bước đi trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của nhạc sĩ Việt Nam thời kỳ đó là cực kỳ vất vả, cực kỳ thiếu thốn. Với trái tim và tình yêu nghệ thuật âm nhạc hết mình, thế hệ nhạc sĩ thời ông đã vượt qua tất cả để sáng tạo, để cống hiến. Nhiều tác phẩm âm nhạc quý giá của họ được lưu lại đến ngày nay như những pho sử quí giá của dân tộc được ghi bằng nghệ thuật âm nhạc.Với hơn 200 tác phẩm âm nhạc đã sáng tạo, 452 bài lý luận phê bình đã công bố, những con số đó chính là thước đo sức lao động bền bỉ, là thành quả lao động nghệ thuật lớn lao, đáng kính mà chiến sĩ - nhạc sĩ Tô Hải trọn đời hiến dâng cho quê hương, đất nước, cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam. Khi được hỏi về những đóng góp ấy, với cách nói khôi hài, Tô Hải bộc bạch: .Một nửa trái tim tôi đã dành cho âm nhạc, nửa còn lại để cho chính mình.. Với những cống hiến đáng kể và sức lao động nghệ thuật bền bỉ, chiến sĩ - nhạc sĩ Tô Hải đã từng vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng: Huân chương chiễn sĩ, Huân chương Chiến công, Huân chương vẻ vang, Huân chương chống Mỹ cứu nước, Huy chương chiến sĩ vǎn hóa và gần đây nhất ông lại đón nhận Huân chương lao động hạng nhất cùng với Giải thưởng nhà nước nǎm 2001Lê Toàn.