Phạm Tuyên
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở xã Lương Ngọc, huyện Bình Giang, Hải Dương. Hiện nay là Chủ tịch danh dự Hội Âm nhạc Hà Nội.
Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Năm 1954 là cán bộ phụ trách Văn – Thể – Mỹ tại Khu Học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc).
Từ năm 1958, ông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Ông là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1983. Hoạt động của ông rất phong phú trong các lĩnh vực sáng tác, lý luận và phong trào âm nhạc quần chúng.
Ông có mặt từ cuộc Kháng chiến chống Pháp với chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam. Thời gian miền Bắc xây dựng hòa bình và đấu tranh thống nhất đất nước, ông có ca khúc Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất… Thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông có Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố, Như có Bác trong ngày vui đại thắng…
Từ sau năm 1975, ông cũng có những ca khúc được nhiều người biết đến như: Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào (thơ Bùi Văn Dung), Màu cờ tôi yêu (thơ Diệp Minh Tuyền), Thành phố mười mùa hoa (thơ Lệ Bình)…
Ông cũng sáng tác nhiều cho lớp trẻ, nhiều thế hệ thiếu nhi đã hát và trở thành bài hát truyền thống của nhiều lứa tuổi như;Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội Thiếu niên tìền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau dưới trời Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ… Ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài Phát thanh và Truyền hình giới thiệu vê thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm, là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc như Tiếng hát Hoa phượng đỏ, Liên hoan Văn nghệ truyền hình toàn quốc, nhiều năm là Chủ tịch Hội đồng giám khảo của nhiều Hội diễn toàn quốc về văn hóa – văn nghệ của Bộ Văn hóa và nhiều ngành khác trong nước.
Đã xuất bản: Tập ca khúc Chiếc gậy Trường Sơn (Nxb. Âm nhạc, 1973), Tập ca khúc Phạm Tuyên (Nxb. Văn hóa, 1982); Gửi nắng cho em (Nxb.Âm nhạc, 1991); Ca khúc Phạm Tuyên (50 bài, Nxb. Âm nhạc, 1994); Băng Audio-cassette Gửi nắng cho em(Sàigon Audio, 1992); Lời ru của đêm (Công ty Đầu tư – Phát triển, Bộ Văn hóa – Thông tin, 1993). Sách âm nhạc : Các bạn trẻ hãy đến với âm nhạc (Nxb.thanh niên, 1982), Âm nhạc ở quanh ta (Nxb. Kim Đồng, 1987).
Nhân kỷ niệm 77 năm ngày sinh của Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Hội Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức chương trình ca nhạc “Những cung bậc thời gian” nhằm tôn vinh những tác phẩm âm nhạc của ông.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2012 và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Các ca khúc do Phạm Tuyên sáng tác (165)
Bà còng đi chợ
Bài ca ngày hội khỏe
Bài ca người phụ nữ mới
Bài ca người thợ rừng
Các thể loại khác do Phạm Tuyên sáng tác (6)
Em làm trực nhật
Hành khúc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Lớp học rừng
Như có Bác trong ngày vui đại thắng
Như có Bác trong ngày vui đại thắng
Tư liệu liên quan (51)
Cha đẻ của ca khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” và những con số “xưa nay hiếm” Thục Nhi Thứ Năm, ngày 30/4/2020
VietTimes -- Nhạc sĩ Phạm Tuyên năm nay tròn 90 tuổi đời - 70 năm tuổi Đảng với 700 ca khúc, trong đó, hơn 200 ca khúc cho thiếu nhi với số lượng lớn bài được nhiều thế hệ thuộc nằm lòng, đặc ...
Nhạc sĩ Phạm Tuyên nói về ca khúc “Chiếc gậy Trường Sơn”. 18/05/2019
(CAO) Trong những năm chiến tranh ác liệt, giữa mưa bom bão đạn, khi đối mặt giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, âm nhạc như một “liệu pháp tinh thần” đặc biệt, có tác dụng ...
Những ca khúc đầy ấn tượng ra đời trong đại thắng mùa Xuân năm 1975 (Bài viết nhân kỉ niệm 44 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 - 30/4/2019)
Cách đây 44 năm, ngày 30/4/1975 là một thời điểm lịch sử trọng đại. Đó là ngày đất nước sạch bóng quân thù, non sông liền một dải từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Với niềm xúc động mãnh ...
Gửi bạn VSDD1997: Bản hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất mấy chục năm nay tôi không thấy ĐTNVN phát lại nên trang Bcdcnt cũng không có bản thu này. Cách nay gần chục năm, trong chương trình tôn vinh nhạc sĩ Phạm Tuyên ở Nhà hát lớn Hà Nội trên màn hình có phát đoạn đầu của bản HX Miền Nam anh dũng và bất khuất, ngoài lần ấy ra, từ năm 1963 đến nay tôi chưa nghe lại lần nào. Chào bạn.
Cho cháu hỏi swo cháu ko tìm được bản hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất vậy ạ.