Hồng Đăng
Ông đã là Phó Tổng Thư kí Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá 4 và 5, Tổng Biên tập tạp chí Âm nhạc và tạp chí Thế giới âm nhạc.
Ông còn là hội viên Hội nhà báo Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Văn nghệ Hà Nội, Uỷ viên Ban chấp hành Hội giao lưu văn hóa Việt-Nhật, Uỷ viên Uỷ ban quốc gia Thập kỉ phát triển văn hoá quốc tế.
Ông sáng tác rất sớm, từ thập kỉ 50 khi còn là học sinh kháng chiến ở Liên khu 4 (ca khúc Nắng về Tây Bắc, Nhớ ơn Cụ Hồ, Đời học sinh). Sau hoà b ìnhlập lại 1954 ông học lớp sáng tác đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam.
Ông viết một số ca khúc nổi tiếng như Đường ta đi có nắng mặt trời, Quà tháng Năm dâng Bác, Giữa mùa sa nhân, Tổ quốc tôi trên mười năm đã lớn và một số tác phẩm khí nhạc. Măm 1960 viết hợp xướng Lửa rực cháy, năm 1964 viết thanh xướng kịch Sông Hồng ngàn năm reo hát, năm 1972 viết hợp xướng 5 chương Đêm lửa Trường Sơn.
Ông còn viết nhạc cho nhiều bộ phim, nhiêù ca khúc trong phim đã được quần chúng đón nhận và trở thành ca khúc độc lập như Hoa sữa, Không gian xanh. Người mẹ và thành phố biển, Lênh đênh, Biển hát chiều nay.
Ông đã được Giải thưởng nhà nước về Văn học-Nghệ thuật đợt 1 năm 2001.
Các ca khúc do Hồng Đăng sáng tác (41)
Biển hát chiều nay
Biển hát chiều nay
Biển hát chiều nay
Biển hát chiều nay
Tư liệu liên quan (8)
Chiến tranh biên giới phía bắc - 2-1979
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía bắc của quân và dân ta diễn ra từ ngày 17-2 đến ngày 18-3-1979. Ngày 17-2-1979, Chiến tranh biên giới phía bắc bùng nổ, trên 60 vạn quân xâm lược ...
Nhạc sĩ Hồng Đăng và bài hát ca ngợi Đảng kính yêu
Nhạc sĩ Hồng Đăng và tôi cùng quê xứ Nghệ (Yên Thành và Hưng Nguyên). Chúng tôi thường gặp nhau ở Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Anh chúc mừng những sáng tác của tôi, còn tôi khâm phục và học được ...
Có một dòng chảy âm nhạc về đề tài biên giới
Trong suốt thời kỳ đấu tranh cách mạng, cảm hứng âm nhạc bắt nguồn từ tình yêu quê hương đất nước và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đã luôn tạo nên những bản hợp xướng, tổ ...