Hoàng Việt
Tên thật | Lê Chí Trực |
Năm sinh | 1928 |
Quê quán | Cái Bè, Tiền Giang |
Năm mất | 1967 |
Ông còn có bút danh Lê Trực (trước năm 1945) và Lê Quỳnh. Hy sinh ngày 31-12-1967 trên chiến trường miền Nam. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật đợt I (1996). Cách mạng tháng 8 thành công, ông tham gia quân đội, hoạt động ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. Sau Hiệp định Geneve ông tập kết ra Bắc. Năm 1956 ông vào học tại Trường Âm nhạc Việt Nam, năm 1958 được cử sang học tại Nhạc viện quốc gia Bun-ga-ri. Năm 1965 ông hoàn thành xuất sắc khoá học, về nước ông tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam và đã hy sinh trong tư thế của người chiến sĩ-nhạc sĩ. Hoàng Việt là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của lòng yêu nước, yêu quê hương tha thiết. Trong kháng chiến chống Pháp ông đã có nhiều ca khúc nổi tiếng như Tiếng còi trong sương đêm, Biệt Đô thành, Lên ngàn, Mùa lúa chín, Nhạc rừng, Lá xanh. Ra Bắc ông viết Tình ca bất hủ. Trong thời gian học ở Bun-ga-ri ông viết bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam Quê hương. Khi vào miền Nam ông đang viết dở Bản giao hưởng số 2 Cửu Long thì ông ngã xuống khi tài năng đang độ chin muồi, sự nghiệp đang còn dang dở.
Các ca khúc do Hoàng Việt sáng tác (31)
Lá xanh
Lá xanh
Lá xanh
Lá xanh
Các thể loại khác do Hoàng Việt sáng tác (6)
Giao hưởng số 1 "Quê hương" của Hoàng Việt (trích)
Lên ngàn
Lên ngàn
Tình ca
Tình ca
Tư liệu liên quan (9)
“Khúc ca vẳng từ quê mẹ” là một duyên may… Có một Tình ca 2 của Hoàng Việt
1 “Tình yêu quê hương đất nước là một thứ tình cảm tưởng chung mà rất riêng, với những cảm nhận cụ thể ở từng con người cụ thể, chính vì thế tôi muốn thể hiện tình yêu quê qua các ...
Cách mạng Tháng Tám và 3 nhạc sĩ tuổi Thìn
Năm 1975, tôi vào Huế công tác ở Đài phát thanh Bình Trị Thiên khi mới giải phóng. Rất vui gặp lại các bạn đồng nghiệp, vui hơn được ở gần nhạc sĩ Trần Hoàn (Lúc đó giữ chức Trưởng Ty Văn ...
Những bức thư cuối cùng của nhạc sĩ Hoàng Việt
Nhạc sĩ Hoàng Việt 1928 - 1967Ngày thứ tư 9/3/1966 Các anh Giang, Bích Lâm, Nhai, Thới thân yêu! Viết cho các anh trên chặng đường, khi dừng lại chờ ngớt máy bay để đi ban đêm. Đây là hai phần ...
Buồn quá sao có những tác phẩm hay như Tình Ca, Xa Khơi đã có lúc phải chịu những thiệt thòi như thế nhỉ. Những người không có nghiệp vụ đã đành. Những người trong nghề mà cũng dè bửu được sao?