Đoàn Bổng
Tên khai sinh của ông là Đoàn Chí Bổng. Sinh ngày 20 tháng 4 năm 1943 tại Thường Tín, Hà Nội. Nguyên là Trưởng phòng Ca nhạc Đài Truyền hình Việt Nam.
Đoàn Bổng hoạt động ca nhạc từ lúc còn là học sinh và cả trong những năm tháng còn làm công tác thủy lợi. Năm 1966, ông là thí sinh duy nhất ở khu vực Hà Nội thi đỗ vào Khoa Sáng tác Nhạc viện Hà Nội. Năm 1972, khi ra trường, Đoàn Bổng về công tác tại Đài Phát thanh Giải phóng. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1976, ông về công tác tại Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam. Đó nghỉ hưu.
Từ khi ở trường, Đoàn Bổng đã có một số sáng tác khí nhạc như: độc tấu đàn bầu và tốp nhạc dân tộc Miền Nam son sắt một lòng, độc tấu sáo trúc Con suối bản em, bản duo Lời mẹ, variation cho violon và piano Cây tre Việt Nam..., và khi ra trường có một số bài hát thu thanh ở Đài Tiếng nói Việt Nam như Dòng nước ân tình (1974), Niềm vui trọn vẹn (1976). Nhưng phải đến khi bài hát Dòng sông quê em, dòng sông quê anh (phỏng thơ Lai Vu) đến với công chúng, Đoàn Bổng mới được biết đến như một nhạc sĩ có phong cách dân gian. Sau đó, một loạt các ca khúc ông viết về Bác Hồ như Hát về Người, Hồ Chí Minh ngọn cờ hòa bình, Từ Làng Sen con hát tên Người đã được phổ biến rộng rãi. Ông cũng là một trong những người có sáng tác về Hà Nội được ghi nhớ. Đó là bài Hà Nội - những kỷ niệm trong tôi. Ngoài ra, ông còn có những tác phẩm khí nhạc như: hòa nhạc dàn nhạc dân tộc Làm theo lời Bác, rondo Ngày hội trồng cây...
Đoàn Bổng đã có Album ca khúc Dòng sông quê em, dòng sông quê anh, tập Tuyển chọn ca khúc Đoàn Bổng (1994) và tập sáchĐoàn Bổng - nhạc và thơ (Nxb. Hà Nội, 1996) kèm theo băng cassette Ca khúc Đoàn Bổng.
Đã được tặng một số giải thưởng của Bộ Giáo dục, Bộ Quốc phòng và Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Các ca khúc do Đoàn Bổng sáng tác (131)
Áo tím chiều mưa
Ba Vì xanh mãi một tình yêu
Ba Vì xanh mãi một tình yêu
Bài ca chung thủy
Các thể loại khác do Đoàn Bổng sáng tác (3)
Cây tre Việt Nam (Biến tấu trên chủ đề Cây trúc xinh)
Ngày hội
Nhịp kèn đi nương
Tư liệu liên quan (4)
Ca sĩ Kiều Hưng: Huyền thoại một giọng ca, bơ vơ một phận người
Người yêu nhạc Việt Nam những năm 60,70, 80 của thế kỷ XX không ai không mến mộ giọng hát Kiều Hưng, dẫu ngày đó chỉ nghe qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, chỉ rất ít người được xem ...
Bác Hồ ở Tân Trào.
(Cây đa Tân Trào) Mảnh đất Tân Trào (Sơn Dương), cội nguồn cách mạng của dân tộc ta, là nguồn xúc cảm bất tận cho các văn nghệ sĩ sáng ...
Lính Cũ - Chính Nghĩa
Lính Cũ gặp lại nhau. Bạc đầu vẫn mày taoCòn rất nhiều người CCB khác tôi không kể hết được. Tôi nhìn những người lính Cũ với tấm lòng biết ơn và cảm phục không nói hết bằng lời. ...
Bình luận (1)
-
Trung DungBác Đoàn Bổng có ca khúc "Về Hà Tây đi em" nghe cũng rất hay ạ. Nhưng bài này tôi mới được nghe qua sự thể hiện của các giọng ca nữ. Nếu có giọng nam trung nào thể hiện thì chắc sẽ hay hơn nhiều.Thích (1)